18 thg 5, 2010

Danh sách 200 Trương THPT điểm thi ĐH cao nhất 2008

200 trường THPT điểm thi ĐH cao nhất 2008


Cập nhật lúc 00:58, Thứ Ba, 13/01/2009 (GMT+7)

- Trên cơ sở xử lý dữ liệu thi tuyển sinh ĐH năm 2008, Cục Công nghệ Thông tin (Bộ GD-ĐT) đã phân tích, sắp xếp thứ tự "top 200" trường THPT.

Thí sinh dự thi ĐH năm 2008. Ảnh: Lê Anh Dũng

Đây là các trường có điểm trung bình thống kê của 3 môn thi, tính trên tổng số lượt thí sinh dự thi (một thí sinh có thể dự thi nhiều lượt) và số lượt thí sinh tham dự thi từ 100 trở lên.

Ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT "hết sức lưu ý", việc xếp hạng này không hàm ý xếp hạng chất lượng các trường THPT, chỉ mang tính chất tham khảo.

Góp mặt trong "top 200" đa số là các trường THPT chuyên. Trong số này, khối chuyên các trường ĐHQG Hà Nội, ĐH SP Hà Nội chiếm đầu bảng.

Góp mặt trong "top 200" đa số là các trường THPT chuyên. Trong số này, khối chuyên các trường ĐHQG Hà Nội, ĐH SP Hà Nội chiếm đầu bảng.

Đáng lưu ý, top 200 có sự góp mặt của trường THPT dân lập, bán công như trường dân lập Trí Đức (Hà Nội); trường bán công Hai Bà Trưng (Vĩnh Phúc),v.v...

Hà Nội, TP.HCM, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa... là những địa phương có nhiều trường xuất hiện trong bảng danh sách này.

Trong một thống kê khác tính điểm trung bình thống kê 3 môn theo hình thức thi "ba chung", Hà Nội dẫn đầu bảng, với điểm trung bình 3 môn của 46,564 thí sinh dự thi là 13,38.

Tiếp theo đó là các địa phương: Nam Định (điểm trung bình 13,34), Hải Dương (13,18), Thái Bình (13,1), Hưng Yên (12,92), Bắc Ninh (12,85), Hà Tây (12,80), Ninh Bình (12,75), Hà Nam (12,72), Vĩnh Phúc (12,72), Hải Phòng (12,57), Phú Thọ (12,38), Nghệ An (12,36), TP.HCM (12,14), Thanh Hóa (11,99)...
Đứng cuối bảng theo chỉ số này là các tỉnh: Kiên Giang (9,95), An Giang (9,89), Sóc Trăng (9,89), Hậu Giang (9,77), Trà Vinh (9,70), Điện Biên (9,69), Lai Châu (9,38), Hà Giang (9,19), Lạng Sơn (9,17), Bắc Kạn (9,04), Cao Bằng (9,02) và Sơn La (8,89).


Dưới đây là danh sách 200 trường có điểm thi ĐH cao nhất năm 2008:

STT Tên trường Tỉnh / thành Tổng số thí sinh ĐTB tổng 3 môn

1 Chuyên Lý ĐH QG Hà Nội TP. Hà Nội 107 23.89

2 Chuyên Toán ĐH QG Hà Nội TP. Hà Nội 216 23.50

3 Chuyên Hoá ĐH QG Hà Nội TP. Hà Nội 148 23.20

4 Chuyên Toán Tin ĐH SP HN TP. Hà Nội 313 22.88

5 THPT Năng khiếu Hà Tĩnh Hà Tĩnh 326 22.45

6 THPT NK ĐH KHTN TP. Hồ Chí Minh 423 22.26

7 Chuyên Sinh ĐH QG Hà Nội TP. Hà Nội 139 21.85

8 THPT Lê Hồng Phong Nam Định 767 21.43

9 Chuyên ngữ ĐH NN Q. gia TP. Hà Nội 400 21.40

10 THPT Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An 568 21.25

11 THPT Chuyên Quang Trung Bình Phước 227 21.20

12 THPT Chuyên Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc 479 21.09

13 THPT Chuyên Lê Quý Đôn TP. Đà Nẵng 425 21.06

14 THPT Chuyên Thái Bình 778 21.01

15 THPT Hà Nội-Amsterdam TP. Hà Nội 701 20.84

16 THPT Nguyễn Trãi Hải Dương 531 20.78

17 THPT Lê Hồng Phong TP. Hồ Chí Minh 1,695 20.71

18 THPT chuyên Lê Quý Đôn Bình Định 396 20.49

19 Trường THPT Chuyên Hà Nam Hà Nam 399 20.28

20 THPT Quốc Học (CL Cao) Thừa Thiên Huế 1,219 20.28

21 THPT chuyên tỉnh Hưng Yên Hưng Yên 490 20.24

22 THPT Chuyên Lam Sơn Thanh Hóa 518 20.14

23 THPT Chuyên Lương Thế Vinh Đồng Nai 554 19.93

24 THPT Chuyên Trần Phú TP. Hải Phòng 756 19.68

25 Trường THPT Chuyên Hùng Vương Phú Thọ 737 19.64

26 THPT chuyên Lê Quí Đôn Khánh Hòa 432 19.48

27 THPT Chuyên Bắc Ninh Bắc Ninh 409 19.28

28 THPT Chuyên Nguyễn Du Đắc Lắc 708 19.05

29 Chuyên Toán ĐH Vinh Nghệ An 748 19.03

30 THPT Trần Đại Nghĩa TP. Hồ Chí Minh 588 19.03

31 THPT DL Nguyễn Khuyến TP. Hồ Chí Minh 2,313 18.89

32 THPT Chuyên Bắc Giang Bắc Giang 663 18.86

33 THPT chuyên Bến Tre Bến Tre 403 18.80

34 THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái 286 18.75

35 THPT Chuyên Lê Quí Đôn Bà Rịa Vũng Tàu 430 18.69

36 THPT DL Lương Thế Vinh TP. Hà Nội 1,154 18.59

37 THPT Chuyên Hạ Long Quảng Ninh 523 18.30

38 THPT Chuyên Lương Văn Tụy Ninh Bình 803 18.25

39 THPT Chuyên Lương Văn Chánh Phú Yên 677 18.20

40 THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Quảng Nam 349 18.16

41 THPT NgThựơngHiền TP. Hồ Chí Minh 1,279 18.12

42 THPT Chuyên (Năng khiếu) Thái Nguyên 812 18.09

43 THPT Kim Liên TP. Hà Nội 1,465 18.08

44 THPT Chuyên TG Tiền Giang 599 17.99

45 THPT Chuyên LQĐôn Quảng Trị 400 17.90

46 THPT Chuyên Trần Hưng Đạo Bình Thuận 637 17.84

47 THPT Chu Văn An TP. Hà Nội 1,119 17.79

48 THPT Chuyên Nguyễn Huệ Hà Tây 1,435 17.67

49 THPT BC Nguyễn Tất Thành TP. Hà Nội 683 17.60

50 THPT chuyên tỉnh Lào Cai Lao Cai 450 17.54

51 THPT chuyên Hoàng Văn Thụ Hòa Bình 597 17.30

52 THPT Thái Phiên TP. Hải Phòng 1,117 17.23

56 THPT Thăng Long TP. Hà Nội 1,291 16.93

63 THPT Bỉm Sơn Thanh Hóa 667 16.52

65 THPT Ba Đình Thanh Hóa 1,002 16.49

85 Trường THPT chuyên Hùng Vương Bình Dương 617 15.53

86 THPT Lương Đắc Bằng Thanh Hóa 975 15.52

87 THPT Hàm Rồng Thanh Hóa 842 15.49

88 THPT Lê Lợi Thanh Hóa 1,038 15.46

90 THPT Hà Trung Thanh Hóa 838 15.39

Ảnh Trường PTTH HT !

Giới thiệu về trường PTTH HÀ TRUNG _ THANH HOÁ

I. Giới thiệu chung




1. Tên trường: Trường THPT Hà Trung.
2. Năm thành lập: 1959

Ảnh google map cánh đồng sen bát ngát mầu xanh - Hà Trung - Thanh Hoa


15 thg 5, 2010

Dập vuốt thủy cơ (Hydro-mechanical deep drawing)

Giới thiệu phương pháp dập rất hay trên thế giới là phương pháp dập thủy cơ. Dập vuốt thủy cơ liên quan tới việc sử dụng một môi trường trung gian, nhũ tương/dầu nói chung, để thực hiện qúa trình tạo hình. Dập vuốt thủy cơ được thực hiện bằng cách sử dụng quá trình ép thủy lực tác động kép. Thêm vào đó, một tấm đệm đáy được sử dụng để vuốt thủy cơ ngược.

Sơ đồ khuôn
Khuôn dưới được gọi là nơi cung cấp môi trường áp suất hoặc hộp chứa nước. Nó được thiết kế như một buồng áp và phục vụ như một vòng kẹp cho bộ phận riêng của cối. Hộp chứa nước được nối tới bộ điều hòa áp trong quá trình ép. Để giữ chặt cối trên hộp nước một cái kẹp hoặc vòng co được sử dụng. Cái vòng này có những đường rãnh, nó vận chuyển ngay lập tức chất lỏng nổi lên thông qua sự chảy tràn. Cối có một rãnh tròn ở cạnh của bán kính kéo để đặt một sợi dây giống như cái bịt polyurethane. Nó được mài ở hai cạnh một góc xấp xỉ 450 khi điền vào trong rãnh làm kín. Rãnh làm kín này có thể được loại ra trong trường hợp những thành phần cấu thành tròn rỗng đối xứng, có thể được cung cấp theo thiết kế của cối.

Những bộ phận trên của khuôn bao gồm tấm chặn và chày vuốt. Tấm chặn thường là một tấm đúc, bộ phận riêng điền vào tấm chặn thì được gắn chặt vào nhau. Nó chứa một vòng tròn chắn nước bắn tóe được thiết kế để chứa chất lỏng thoát ra. Phần chia này của khuôn cũng hợp để nối một tấn chặn lớn hơn sẽ được mở trong khi ép. Chày vuốt được định vị ở trong tấm chặn, nó được cung cấp bở một bộ phận mở rộng. Chày mở rộng được dẫn vào trong tấm chặn. Trong những khuôn được chế tạo, một thiết bị dừng cơ khí bên trong nên được cung cấp để giới hạn độ sâu dập vuốt.


Chuỗi chức năng

Máy ép được mở ra và hộp nước được điền đầy. Sau khi điền phôi vào, máy ép đóng lại và tấm chặn kẹp chặt phôi. Tấm chặn ép, đặt ở chế độ ép, làm kín buồng ép và quá trình tạo hình thực sự được bắt đầu. Môi trường áp suất được thiết lập như một kết quả của sự thâm nhập của chày vuốt vào trong hộp nước. Trong suốt quá trình tạo hình, tấm kim loại được ép sát vào chày vuốt. Trong suốt giai đoạn tạo hình, hệ thống điều khiển được kết nối với buồng áp điều khiển ứng dụng của ép thủy lực vào chức năng dập vuốt sâu.

Sau khi đạt được giới hạn dập vuốt, áp suất trong buồng được giải phóng và thiết bị ép di chuyển ngược về vị trí ban đầu của nó.

Những nét đặc trưng của quá trình tạo hình thủy cơ

Áp suất phản ứng hoạt động bên trong hộp nước bởi sự thâm nhập của chày vuốt có một sự đa dạng về hiệu ứng trong suốt quá trình tạo hình và ép kim loại được tạo hình vào chày (hình vẽ).


Ma sát khô giữa chày và tấm kim loại thì do đó được tăng lên về thực chất. Như là một kết quả, lực dập vuốt tăng tới những mức độ cao hơn mà ta quan tâm so với dập vuốt thông thường. Cùng lúc đó, áp suất của chất lỏng trong phần bầy ra của phôi giữa cối và chày làm cho vật liệu phùng lên. Biến dạng này tạo ra ứng suất căng hướng tâm và ứng suất ép tiếp tuyến.

Dập vuốt thủy cơ cho phép đạt được tỉ lệ dập vuốt lớn hơn đáng kể so với dập vuốt thông thường. Trong khi đó tỉ lệ dập vuốt giới hạn sử dụng trong dập vuốt truyền thống là 2.0, còn đối với dập vuốt thủy cơ có thể lên tới 2.7. Vì thế quá trình nhiệt luyên và vuốt trung gian là không cần thiết, tạo hình hiệu quả và kinh tế là có thể đạt được. Giá cả về thiết bị cũng có thể giảm bởi vì giảm được số bước tạo hình cần thiết. Những lợi ích đáng kể khác là chất lượng bề mặt của chi tiết vuốt, vì kim loại tấm không bị vuốt quá một đỉnh vuốt khắt khe như là qua một giọt chất lỏng. Chi phí cho hoạt động kết thúc quá trình như là đánh bóng và mài được giảm căn bản.
Do ép phôi vào chày, nó đã làm giảm một lượng đàn hồi ngược trở lại, kích thước chính xác chi tiết sản xuất có thể đạt được. Đây là điều quan trọng đặc biệt trong sản xuất sản phẩm phản xạ, không những là dung sai đo lường mà còn là chất lượng quang học được kiểm tra. Độ dày của tấm kim loại để dập vuốt thủy cơ vẫn được giữ nguyên.
Lực ép trong dập vuốt thủy cơ cao hơn so với trong các phương pháp tạo hình khác sử dụng thiết bị cứng vững, do áp suất phản ứng trong hộp nước. Ở đây, lực trượt FSt [kN] là tổng của lực tạo hình truyền thống FU [kN] và lực phản ứng FRe [kN], nó tác động lên bề mặt chày thông qua môi trường áp suất(hình vẽ).

Phụ thuộc vào đặc trưng của vật liệu phôi được sử dụng trong quá trình dập thủy cơ, áp suất xuất hiện trong hộp nước được liệt kê như sau:

- Nhôm: 50 – 200 bar

- Thép: 200 – 600 bar

- Thép không gỉ: 300 – 1000 bar

2 thg 5, 2010

Ảnh họp khóa tại Hà Nội

Một số ảnh họp khóa tại Hà Nội.